ban-co-phu-hop-voi-nganh-cong-tac-xa-hoi-khong

Học ngành Công tác xã hội ra làm gì? Nghề mang lại giá trị xã hội

bởi

trong

Với vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, ngành Công tác xã hội đang được đầu tư mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội việc làm. Vậy học ngành Công tác xã hội ra làm gì? Cùng ULSA tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Công tác xã hội – Nghề của sự nhân văn và kết nối cộng đồng

Công tác xã hội không chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà còn là cầu nối giữa những người gặp khó khăn với các nguồn lực phù hợp. Họ làm việc trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, tổ chức phi chính phủ…

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn về tâm lý, xã hội học, kỹ năng tham vấn, quản lý trường hợp, phát triển cộng đồng và nghiên cứu chính sách.

Hơn nữa, công việc này đòi hỏi sự tận tâm, kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt. Chính vì vậy, nếu bạn có mong muốn giúp đỡ người khác, Công tác xã hội chính là ngành nghề phù hợp để bạn theo đuổi.

Công tác xã hội – Nghề của sự nhân văn
Công tác xã hội – Nghề của sự nhân văn

Làm sao để biết mình có phù hợp với ngành Công tác xã hội không?

NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI? Khi tìm hiểu về ngành, để biết bản thân có thực sự phù hợp hay không, cần trả lời 3 câu hỏi sau: 

1.Tôi muốn làm công việc gì?

2.Tôi có khả năng làm tốt công việc này không?

3.Xã hội có cần ngành này không?

Làm sao để biết mình có phù hợp với ngành Công tác xã hội không?
Làm sao để biết mình có phù hợp với ngành Công tác xã hội không?

Nếu cả ba câu trả lời đều là “Có”, bạn có thể cân nhắc theo đuổi ngành Công tác xã hội. Ngược lại, nếu còn phân vân, hãy cùng khám phá chi tiết hơn qua các yếu tố về:

Hiểu bản thân

Xác định điểm mạnh: Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn? Bạn có là người tự tin, sự tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt không? Nếu có, bạn có thể phù hợp với ngành Công tác xã hội.

Hiểu nghề

Công tác xã hội là gì? Đây là công việc hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn như người nghèo, trẻ em mồ côi, người khuyết tật… Hãy tìm hiểu kỹ để có cái nhìn thực tế về ngành.

Lựa chọn đúng

Phân biệt giữa “Thích”“Phù hợp”. Để chọn nghề đúng, bạn cần cả đam mê, khả năng và nhu cầu của xã hội. 

Với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các em lựa chọn được nghề và ngành học phù hợp với bản thân mình.dang ky ngay

Học ngành công tác xã hội ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Công tác xã hội có thể làm việc tại: 

  • Làm việc công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: xã hội, giáo dục,sức khỏe, pháp luật, kinh tế, văn hóa, môi trường… tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo liên quan đến công tác xã hội.
  • Các cơ quan Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ Trung ương đến địa phương.
  • Các cơ quan thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ở mọi cấp.
  • Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội của cả Nhà nước và tư nhân.
  • Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, cũng như các cơ sở giáo dục, y tế và nghiên cứu.

Ngoài ra, bạn có thể làm chuyên gia độc lập với vai trò nhân viên xã hội, huấn luyện viên, nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực Công tác xã hội. 

Mức lương trong ngành Công tác xã hội

Ngành Công tác xã hội mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường, mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.

Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, mức lương có thể đạt 10 – 15 triệu đồng/tháng, đặc biệt nếu làm trong các tổ chức phi chính phủ hoặc dự án quốc tế.

Mức lương trong ngành Công tác xã hội
Mức lương trong ngành Công tác xã hội

Cơ hội thăng tiến đa dạng, từ nhân viên công tác xã hội tại các bệnh viện, trung tâm hỗ trợ đến chuyên viên tư vấn, nhà nghiên cứu, giảng viên hoặc chuyên gia tư vấn độc lập.

Mặc dù không phải ngành có thu nhập cao nhất, nhưng đây là công việc mang lại nhiều giá trị cho xã hội và có triển vọng phát triển bền vững.

Lưu ý về tiêu chuẩn trình độ đào tạo

Theo Thư viện pháp luật chia sẻ, nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo như sau:

Phải tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.

Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác thì nhân viên công tác xã hội phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;

– Ngoài ra cần có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.

Hiện nay, ngoài hình thức học học trực tiếp tại trường truyền thống, ngành Công tác xã hội được mở rộng đào tạo hình thức học từ xa tại Trường Đại Học Lao Động Xã Hội – hình thức học online 100%, học trực tuyến trên hệ thống bài giảng.

Đối với tiêu chuẩn trình độ đào tạo ngành yêu cầu, đại học từ xa là một lựa chọn phù hợp với mọi trình độ, xét tuyển từ bằng THPT trở lên.

Page chia sẻ thông tin về ngành học, chương trình đào tạo từ xa, theo dõi tại: Đại học trực tuyến ULSA E-learning


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *