Ngành công tác xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh phát triển hiện nay, bởi nhiều vấn đề xã hội cần được giải quyết. Vậy ngành Công tác xã hội là gì? Đối tượng nào phù hợp với ngành, hãy cùng ULSA tham khảo bài viết chi tiết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Ngành Công tác xã hội là gì?
Công tác xã hội là ngành gì? Hiểu đơn giản, đây là một ngành học đặc biệt với một xã hội phát triển, người theo học ngành này có trách nhiệm hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người kém may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cuộc sống.
Người lớn tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, người mang bệnh nan y,.. đều là những đối tượng cần giúp đỡ.
Ngành Công tác xã hội ở Việt Nam luôn đặt mục tiêu giúp những nhóm người này có thể sống tốt và hòa nhập với cộng đồng, mang một sứ mạng nhân văn, tương thân tương ái và giảm sự bất bình đẳng trong xã hội.
Chính vì vậy, một quốc gia muốn phát triển bền vững, bên cạnh sự chú trọng phát triển kinh tế còn là sự phát triển về con người: sự hạnh phúc, bình đẳng, nhân ái.

Điều này, tạo ra nhu cầu nhân lực ngành Công tác xã hội ở Việt Nam tăng cao và dự đoán trong tương lai còn tiếp tục tăng.
Theo Tạp chí kinh tế và dự báo, kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng số lượng nhân lực trong BV giai đoạn 2016-2020 là 20,5%; đến năm 2025, dự báo thiếu hụt khoảng 14.000 nhân lực công tác xã hội trong bệnh viện. Từ đó, đề xuất các giải pháp khả thi cho cơ sở đào tạo trình độ đại học, cao đẳng nhằm định hướng phát triển ngành CTXH trong tương lai.
II. Ngành Công tác xã hội học những gì?
Theo học ngành Công tác xã hội, bạn sẽ được trang bị các kiến thức liên quan tới tâm lý học, các mô hình công tác xã hội, phương pháp phân tích và xây dựng kế hoạch,…bao gồm:
- Kiến thức nền tảng: Trang bị kiến thức về nguyên lý cơ bản của xã hội học, tâm lý học và nhân chủng học để hiểu rõ cấu trúc xã hội, các khái niệm quan trọng cũng như bối cảnh phát sinh của các vấn đề xã hội.
- Kiến thức chuyên sâu: Đào tạo chuyên sâu về quản lý dự án xã hội, phân tích chính sách phúc lợi và nghiên cứu hành vi con người, từ đó xây dựng các chiến lược can thiệp hiệu quả. Hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, bao gồm thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu xã hội, cũng như ứng dụng công nghệ số trong quản lý và giám sát các dự án.
- Kỹ năng mềm: Sinh viên được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, lắng nghe chủ động, làm việc nhóm và giải quyết xung đột – những yếu tố thiết yếu để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội.

Bên cạnh đó, theo học ngành này còn giúp sinh viên được nghiên cứu và trả lời các vấn đề như: Tại sao tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, các vấn đề về bạo lực trẻ em, bao lực gia đình…đây là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội, phát triển của cộng đồng.
Qua đó, giúp phát triển tư duy phản biện, sáng tạo giải pháp bền vững và nắm bắt xu hướng mới trong phát triển cộng đồng.
III. Tố chất cần có khi học ngành Công tác xã hội
1. Tính nhân văn và lòng trắc ẩn
2. Sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp

3.Tính kiên nhẫn
Hỗ trợ người khác không phải là việc có thể hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn, mà cần có sự bền bỉ. Một số người sẵn sàng hợp tác, nhưng cũng có những người mang tâm lý tự ti, e ngại thay đổi. Vì vậy, người làm công tác xã hội cần có sự kiên trì để có thể đồng hành lâu dài.
4.Khả năng lắng nghe
Việc lắng nghe giúp bạn thu thập thông tin chính xác, xác định nhu cầu của người cần hỗ trợ. Đồng thời, biết lắng nghe cũng giúp bạn đặt câu hỏi phù hợp, khai thác thông tin hiệu quả hơn.
5.Kỹ năng giao tiếp
Trong công tác xã hội, bạn phải làm việc với nhiều nhóm đối tượng khác nhau như người cần hỗ trợ, đồng nghiệp, các tổ chức liên quan… Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ hiệu quả, từ đó hoàn thành công việc một cách thuận lợi hơn.
Nhìn chung, Công tác xã hội là ngành học đặc biệt phù hợp với những ai có niềm đam mê và mong muốn giúp đỡ cộng đồng, đồng thời có những kỹ năng và phẩm chất cần thiết để thực hiện công việc này.
IV. Tổng kết nội dung
Ngành Công tác xã hội đang ngày càng phát triển nhanh chóng và có những xu hướng lớn trong tương lai, bởi sự ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau từ quản lý tài nguyên nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội đến công nghệ, thương mại.
Chính vì vậy, ngày này được mở rộng đào tạo và phát triển nhân lực ở nhiều trường đại học, cao đẳng,..dưới nhiều hình thức đào tạo khác nhau, từ học trực tiếp tại trường đến học hệ từ xa qua các bài giảng.
Mỗi hình thức học đều có những trải nghiệm riêng, đào tạo đại học từ xa thì đặc biệt phù hợp với mọi đối tượng, có thể là những đối tượng chưa có cơ hội học tập trực tiếp, hay người đi làm bận rộn muốn nâng cao trình độ,..
Đừng ngần ngại THAM KHẢO NGAY thông tin về hệ từ xa ngành Công tác xã hội, tại đây!!
Nhận thông tin lộ trình học >>
Để lại một bình luận